MỘT SỐ HƯ HỎNG CÁCH KIỂM TRA TRỤC KHUỶU
Hư hỏng và phương pháp sửa chữa trục khuỷu. Cách kiểm tra và sửa chữa trục khuỷu trên ô tô. Kiểm tra vết rạn nứt trên bề mặt cổ khuỷu, cổ biên, xung quanh các lỗ dầu, đặc biệt là ở chân má khuỷu
1. Cổ trục chình và cổ biên bị mòn
a. Nguyên nhân
– Do quá trình làm việc
– Do thiếu dầu hoặc không có dầu bôi trơn, dầu bẩn.
– Do chịu áp lực khi làm việc
– Do nhiệt độ động cơ cao
b. Tác hại
– Làm khe hở giữa bạc và cổ trục lớn
– Làm giảm áp suất dầu bôi trơn
c. Hiện tượng
– Tạo tiếng khua gõ giữa bồ mặt bạc cổ trục khi làm việc
d. Kiểm tra
– Vệ sinh trục và làm khô
– Dùng phương kẹp chì để kiểm tra
– Đo đường kính cổ trục với đường kính bạc
– Quan sát hoặc miết tặc dọc theo cổ trục cơ nếu có gơn chứng tỏ trục bị mòn
– Dùng Pan me hoặc thước kẹp để kiểm tra độ mòn côn ô van cổ trục như hình vẽ rồi giá trị lớn trừ gí trị nhỏ ra độ côn và ô van
2. Trục bị cong xoắn
a. Nguyên nhân
– Do động cơ làm việc quá tải làm mô men xoắn lớn
– Do bề mặt cổ bị cào xước ,cháy làm ma sát lớn dẫn đến chuyển động kém
– Do bó bạc và cổ biên
– Do bó bạc chốt ắc và ắc
– Do xi lanh pitston bị bó
– Có thể do bị thủy kích
– Do áp suất động cơ quá cao là do quá trình đốt cháy hỗn hợp đột ngột
b. Tác hại
– Làm hỏng bề mặt bạc và cổ trục
– Làm quá trình chuyển động pitston trong xi lanh kém
– Làm nhiệt độ động cơ thay đổi
c. Kiểm tra
– Dùng đồng hồ so đo ngoài để kiểm tra
+ Đặt trục cơ lên giá đỡ (Như hình vẽ)
+ Đặt đồng hồ cố đinh trên một vị trí phù hợp để kiểm tra ( Như hình vẽ)
+ Quay trục cơ quan sát kim đồng hồ thay đổi nếu thay đổi chứng tỏ trục bị cong xoắn
3. Trục bị dạn nứt
a. Nguyên nhân
– Do khe hở bạc cổ trục lớn tạo sự va đập
– Do trục phải trịu mô xoắn quá lớn như tải động cơ cao
– Do bạc các cổ trục có hiện tượng bó kẹt
– Do bị kích nổ
b. Tác hại
– Làm hỏng bề mặt bạc
– Làm cong vênh hoặc có thể gẫy trục và làm hỏng các chi tiết trên động cơ.
c. Kiểm tra
– Vệ sinh trục và làm khô
– Dùng dầu diezen pha với bột màu rồi quét lên bề mặt cổ trục để lúc rồi nâu sạch
– Dùng Kính phóng đại khoảng 20 – 30 lần để kiểm tra
– Dùng dầu ddiezeen pha với dầu nhớt sau đó quét lên bề mặt và để khoảng rồi nâu sạch và quan sát nếu thấy có danh dầu không lấy đi thì chứng tỏ bị dạn nứt.
4. Bề mặt cổ trục bị cháy hoặc cào xước
a. Nguyên nhấn
– Do thiếu hoặc hết dầu bôi trơn
– Do tính chất của dầu kém
– Du quá trình thay dầu không đúng yêu cầu
– Do dầu bẩn
– Do quá trình lắp không đúng yêu cầu
b. Tác hại
– Làm hỏng bề mặt cổ trục ngoài ra còn có thể bó trục và làm ảnh hưởng đến một số chi tiết khác.
c. Kiểm tra
– Tháo và quan sát bề mặt cổ trục