Lợi nhuận của Toyota năm 2017 khoảng 4.660 tỷ đồng, tăng so với mức 4.270 tỷ đồng của năm 2016. Như vậy, mỗi tháng ít nhất Toyota có thể “bỏ túi” 388 tỷ đồng lãi nhờ sản xuất và lắp ráp ôtô cho người Việt.
Năm 2017, Toyota bán ra khoảng 52.428 xe, chiếm khoảng 25,5% thị phần cả nước, tăng mạnh so với mức 40.749 chiếc của năm 2016. Dù nắm giữ thị phần ôtô của người Việt nhưng đại gia Nhật Bản này thường không tiết lộ kết quả kinh doanh tại Việt Nam.
Theo một tài liệu mới công bố của Tổng công ty Máy Động lực và Máy Nông nghiệp Việt Nam (VEAM) – đơn vị nắm 20% vốn tại Toyota Việt Nam đã cho thấy liên doanh này luôn có mức doanh thu và lợi nhuận cao, tăng trưởng mạnh mỗi năm nhờ sản xuất, lắp ráp và bán xe cho người Việt.
Toyota lãi gần 390 tỷ mỗi tháng nhờ bán xe hơi cho người Việt. Ảnh minh họa.
Cụ thể, doanh thu của đại gia ôtô Nhật Bản đạt khoảng 33.940 tỷ đồng. Năm 2014, hãng xe này cũng có doanh thu 26.740 tỷ đồng.
Lợi nhuận của Toyota khoảng 4.660 tỷ đồng, tăng nhẹ so với mức 4.270 tỷ đồng của năm 2014. Như vậy, mỗi tháng ít nhất Toyota có thể “bỏ túi” 388 tỷ đồng lãi nhờ sản xuất và lắp ráp ôtô cho người Việt.
Mức doanh thu và lợi nhuận cao giúp Toyota xác lập vị trí số 2 chỉ sau Trường Hải. Nhiều dòng xe của Toyota đã trở thành những xe bán chạy nhất thị trường hiện nay như: Toyota Vios, Fortuner, Innova…
Cũng giống như nhiều liên doanh Nhật sang Việt Nam kinh doanh, Toyota lãi lớn nên luôn chia cổ tức tiền mặt mỗi năm. Dù chỉ đóng góp 20% cổ phần, song năm 2015, VEAM đã nhận được 678 tỷ. Trong khi đó tập đoàn mẹ là Toyota Nhật Bản đem về khoảng 2.370 tỷ đồng, còn cổ đông Singapore là Kuho cũng nhận về 330 tỷ.
Trong khi đó, VEAM cũng đang sở hữu 30% cổ phần tại Honda Việt Nam (vốn điều lệ 62,9 triệu USD) và 20% cổ phần Toyota Việt Nam (vốn điều lệ 49,14 triệu USD).
Doanh thu từ bán xe máy và ô tô của Honda Việt Nam năm 2015 là 68.000 tỷ đồng (xe máy chiếm khoảng 95%), tăng mạnh so với mức 61.500 tỷ đồng của năm 2014. Lợi nhuận trước thuế năm 2015 đạt trên 12.000 tỷ đồng và là năm thứ 2 liên tiếp doanh nghiệp ghi nhận mức lợi nhuận trên 10.000 tỷ.
Ấn tượng nhất là tốc độ tăng trưởng về doanh thu, cụ thể, nếu như năm 2012, doanh thu của Honda đạt 11.000 – 12.000 tỷ đồng thì đến năm 2015, doanh thu của công ty đã đạt xấp xỉ 70.000 tỷ đồng, tức tăng 7 lần trong vòng 4 năm.
Tài liệu của VEAM cũng cho biết, xét về nội tại của VEAM, nguồn lợi nhuận của VEAM chủ yếu thu được từ hiệu quả hoạt động sản xuất ô tô, xe máy của các liên doanh Toyota, Honda, Ford Việt Nam.
Tuy nhiên, theo cam kết gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và Hiệp định Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), thuế suất nhập khẩu ô tô nguyên chiếc vào Việt Nam sẽ giảm xuống mức 50% trong năm 2015, năm 2016 giảm xuống 40%, năm 2017 giảm xuống 30% và về mức 0% từ năm 2018.
Với nguyên nhân trên, nhiều khả năng các liên doanh, đặc biệt là các liên doanh lớn như Honda Việt Nam và Toyota Việt Nam có thể bị ảnh hưởng bất lợi đến hoạt động sản xuất kinh doanh.